Hàng loạt dự án tỷ đô của ngành điện tái tạo Việt Nam

Hàng loạt dự án tỷ đô của ngành điện tái tạo Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong tháng 10 này có hàng loạt các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tiếp đầu tư các dự án khủng có tổng mức đầu tư lên hàng tỷ đô la. Hãy cùng MBT tìm hiểu thông tin này.

1. HBRE hợp tác với tập đoàn EDF tại dự án điện gió 1 tỷ USD tại Vũng Tàu

Chủ tịch tập đoàn HBRE - Hồ Tá Tín cho biết doanh nghiệp đã ký biên bản hợp tác về mặt kỹ thuật với tập đoàn điện lực của Pháp EDF tại dự án điện gió 500MW trên biển Vũng Tàu. Theo đó phía EDF sẽ là đơn vị tổ chức nghiên cứu khảo sát đánh giá về mặt kỹ thuật của dự án điện gió tại ngoài khơi biển Xuyên Lộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

 

EDF (Electricite De France) là tập đoàn điện lực của Cộng hòa Pháp, một trong những nhà sản xuất điện lớn nhất thế giới hiện nay. EDF sở hữu và vận hành hệ thống các nhà máy điện với nguồn điện đa dạng gồm hạt nhân, than, khí, năng lượng tái tạo

 

Hiện nay trong lĩnh vực điện gió dự án của HBRE là dự án thủy điện duy nhất EDF chọn làm đối tác. Sau khi đánh giá xong tính khả thi của dự án 2 bên sẽ cùng tiến tới hợp tác đầu tư. Dự án nhà máy điện gió trên biển Vũng Tàu do HBRE group là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên và lớn nhất tại địa phương này với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD công suất 500MW.

2. Trung Nam Group xin đầu tư dự án thủy điện tích năng 1 tỷ USD ở Ninh Thuận

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) mới đây cũng đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án thủy điện tích năng Ninh Sơn ở Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Theo báo cáo của Trungnam Group tại cuộc họp ngày 7/9/2020, trong quy hoạch điện VII có định hướng phát triển một nhà máy thủy điện tích năng tại địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

 

Tuy nhiên, trong quy hoạch điện VII điều chỉnh đã loại bỏ dự án ra khỏi quy hoạch. Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn một nhà máy thủy điện tích năng tại huyện Bác Ái với công suất 1.200MW. Trungnam Group cho biết theo dự thảo quy hoạch điện VIII có định hướng phát triển các loại hình nguồn điện linh hoạt (thủy điện tích năng, pin tích năng, động cơ đốt trong sử dụng LNG) phù hợp với quy mô nguồn năng lượng tái tạo. Đối với dự án thủy điện tích năng Ninh Sơn, trước đây đã được tư vấn EPDC (nay là JPOWER) tổ chức nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Hiện Trung Nam Group kế thừa nội dung của dự án thủy điện tích năng Ninh Sơn có quy mô công suất 1200MW gồm 4 tổ máy , lượng điện hàng năm 8973MW/năm. Hồ trên có diện tích 44,8 hecta chiều cao đập khoảng 55m, dung tích khoảng 6,17 triệu m3 và hồ dưới khoảng 42,9 hecta chiều cao đập khoảng 58m dung tích khoảng 6,17 triệu m3. Tổng vốn đầu tư nhà máy điện tích năng này 1,023 tỷ USD.

3. Pacifico Energy xin đầu tư hàng loạt dự án năng lượng tái tạo ở Quảng Trị

Công ty Pacifico đề xuất các dự án điện gió, mỗi dự án tối đa 50MW tại các xã Hướng Linh, Tân Lập, Tân Liên và thị trấn Khe Xanh huyện Mường Hóa và dự án điện mặt trời tại các xã Triệu sơn, Triệu Trạch huyện Triệu Phong. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - Hà Sỹ Đồng - vừa có buổi làm việc với ông Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc  Công ty TNHH 1 thành viên Pacifico Energy, về hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Quảng Trị. Công ty Pacifico Energy là đơn vị thành viên của tập đoàn năng lượng tái tạo Pacifico Energy chuyên phát triển các dự án điện mặt trời và điện gió ngoài khơi. Tập đoàn này hiện có văn phòng tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam quản lý hơn 2000 MW điện gió và điện mặt trời với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ Đô la Mỹ.

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị làm việc với Công ty Pacifico Energy về hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Quảng Trị

 

Với mục tiêu phát triển khoảng 1000MW điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2020 - 2025, hiện tập đoàn này đã xây dựng và đưa vào vận hành dự án điện Mũi Né. Ngoài ra Pacifico Energy cũng đang đầu tư 2 dự án điện mặt trời khác tại tỉnh Bình Thuận và 1 dự án điện gió tại tỉnh Bến Tre.

4. Tập đoàn Exxon Mobil đầu tư nhà máy điện khí LNG hơn 5 tỷ USD tại Hải Phòng

Thông tin này được đưa ra trong cuộc gặp và làm việc giữa Bí thư Thành ủy Hải Phòng - Lê Văn Thành - với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - Daniel J.Kritenbrink mới đây. Đại sứ Daniel J.Kritenbrink mong muốn lãnh đạo TP. Hải Phòng quan tâm ủng hộ dự án tổ hợp khí LNG - điện Hải Phòng của Tập đoàn Exxon Mobile.

 

Được biết, tổ hợp nhà máy điện khí LNG có tổng mức đầu tư khoảng 5,09 tỷ USD, sử dụng công nghệ tuabin khí hỗn hợp, được đặt tại tại khu công nghiệp Tiên Lãng 1, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng với công suất 4.500MW. Dự án chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 có công suất 2.250MW đưa vào vận hành giai đoạn 2026 - 2027.

  • Giai đoạn 2 có công suất 2.250MW đưa vào vận hành giai đoạn 2029 - 2030. 

Kho cảng LNG của tổ hợp bao gồm kho cảng nổi, tồn trữ và tái hóa khí (FSRU) và đường ống dẫn khí trong giai đoạn I, bổ sung thêm tàu FSU trong giai đoạn 2. Công suất cảng nhập là 6 triệu tấn/năm.

 

Bí thư Thành ủy Hải Phòng tiếp Đại sứ Daniel J.Kritenbrink

 

Ngày 1/10, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý chủ trương đưa xây dựng dự án nhà máy điện khí LNG tại đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải với công suất 1.600MW vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng cho biết dự án nhà máy điện khí LNG có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,9 tỷ USD. Dự án này sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 có công suất 800MV đưa vào vận hành năm 2025.

  • Giai đoạn 2 có công suất 800MV đưa vào vận hành năm 2028.

Kho cảng LNG của nhà máy bố trí ở phía đông của đảo Cái Tráp với bồn chứa dung tích khoảng 200.000m3 cùng các hệ thống tái hóa khí (FSRU) đảm bảo khoảng cách quy định an toàn phòng chống cháy nổ. Khu vực cảng hàng lỏng tại đảo Cái Tráp nằm tách biệt với khu bến hàng hóa, an toàn về phòng chống cháy nổ; điều kiện luồng và năng lực tiếp nhận cao, phù hợp với cỡ tàu từ 40.000 - 90.000DWT vận chuyển khí LNG cho nhà máy điện khí LNG.

5. Chủ tịch tập đoàn Enterprize Energy đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Bình Thuận

Enterprize Energy đề xuất làm điện gió ngoài khơi 12 tỷ USD ở Bình Thuận. Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, ông Greg Hands, Thứ trưởng Thương mại Vương quốc Anh và ông Ian Raymond Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy (Anh), đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi ở Bình Thuận. Ước tính tập đoàn sẽ đầu tư tổng cộng 12 tỷ USD trong vòng đời dự án, 50% số vốn đó là đầu tư vào kinh tế Việt Nam. Nếu Chính phủ khuyến khích phát triển dự án này thì các nhà sản xuất tuabin điện gió của tập đoàn sẽ đến Việt Nam đầu tư sản xuất thiết bị.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thứ trưởng Thương mại Anh Greg Hands và Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy Ian Hatton

 

Với công suất 3.400MW, dự án điện gió ngoài khơi mũi Kê Gà trong 25 năm sẽ sản xuất ra lượng điện tương đương với 260 triệu thùng dầu. Ông Ian Hatton cho biết tập đoàn đang hợp tác với UBND tỉnh Bình Thuận và các đối tác Việt Nam để triển khai dự án. “Dự án này đi vào hoạt động sẽ giảm phát thải khí CO2 rất lớn và mong muốn Chính phủ Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện để dự án được triển khai thuận lợi”, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy nói.

 

MBT - Chất lượng dưỡng niềm tin.

zalo