10 xu hướng năng lượng sạch cho tương lai gần

10 xu hướng năng lượng sạch cho tương lai gần

Hãng tư vấn IHS Markit của Anh vừa công bố 10 xu hướng năng lượng sạch cho năm 2021. Dưới đây là những nét tổng quan của những xu hướng công nghệ này.

1. Năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ phục hồi ở mức hai con số sau đại dịch Covid-19

Việc lắp đặt Năng lượng mặt trời (NLMT) hàng năm được dự đoán sẽ tăng trên 30% vào năm 2021 sau khi nhu cầu bất ổn vào năm 2020 do đại dịch covid-19 bùng phát. Năng lượng tái tạo không chính thống như địa nhiệt sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các công ty năng lượng và các nhà đầu tư, gần 0,5GW công suất mới sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2021. Trong đó, Indonesia và Kenya là hai quốc gia dẫn đầu thị trường toàn cầu trong lĩnh vực này.

 

Theo dự báo của IHS Markit, năm 2021, Trung Quốc đại lục sẽ duy trì vị trí dẫn đầu là thị trường PV nổi trên mặt nước lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam. Châu Á dự kiến sẽ chiếm hơn 70% tổng số lắp đặt PV nổi cho đến năm 2024.

2. Đổi mới công nghệ NLMT tiếp tục sôi động cho dù chi phí hệ thống PV đang giảm

Hiệu suất mô-đun trung bình tiếp tục tăng, vượt ngưỡng 22,5% trong sản xuất thương mại tế bào quang điện đơn tinh thể PERC, dự báo sẽ tăng tiếp 24% vào năm 2022. Công nghệ Perovskites tiếp tục phá vỡ kỷ lục hiệu quả, nhưng nó chỉ thịnh hành cho sản xuất thương mại trong vòng 5 năm nữa.

3. Việc lắp đặt điện gió ngoài khơi hàng năm sẽ vượt ngưỡng công suất 10 GW

Trong năm 2021, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi sẽ vượt mức công suất hơn 10 GW, gần gấp đôi so với năm 2020, do sự bùng nổ lắp đặt mới tại Trung Quốc đại lục. Năm nay nhiều dự án mới tiếp tục đưa ra đấu thầu, công suất các dự án mới này trị giá trên 20 GW sẽ được triển khai ở khâu đấu giá tại Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.

4. Dự án nổi cả điện gió lẫn điện mặt trời ngoài khơi đều tăng trưởng

Năm 2021, lần đầu tiên, công suất năng lượng nổi thương mại gió ngoài khơi ở vùng biển sâu bắt đầu xuất hiện tại Anh và Pháp thông qua các dự án đấu thâu. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn còn hẹp và mới bắt đầu, dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng đột phá. Nhìn chung, năng lượng mặt trời nổi tuy sôi động, phát triển mạnh nhưng lại bị hạn chế về đất đai. Vào năm 2021, Trung Quốc đại lục vẫn duy trì vị trí chim đầu đàn thị trường PV nổi lớn nhất, tiếp theo là Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam. IHS Markit dự kiến ​​châu Á sẽ chiếm hơn 70% tổng số lắp đặt PV nổi cho đến năm 2024.

5. Tái chế được các công ty và chính phủ trên toàn cầu ưu tiên

Các chính sách mới về tái chế pin sẽ được dẫn đầu bởi ngành công nghiệp ô tô. Lý do, vòng đời của pin ngắn hơn so với các tấm pin mặt trời và tuabin gió và quy mô của lĩnh vực EV.

 

Với hơn 20 GW của hạm đội gió trên bờ được lắp đặt trên toàn cầu vượt quá tuổi thọ thiết kế 20 năm (tính cho năm 2021), việc tăng tỷ lệ tái chế, đặc biệt là các cánh tuabin, sẽ rất quan trọng để đáp ứng các mục tiêu trung hòa carbon như cam kết và mở đường hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn có lợi cho tương lai.

6. Giá và công nghệ li-ion trong lưu trữ năng lượng sẽ tác động lớn tới ngành công nghiệp ô tô

Bất chấp tăng trưởng nhanh của thị trường lưu trữ năng lượng pin kết nối lưới, nhưng nó sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu toàn cầu về pin Li-ion. Vào năm 2021, lĩnh vực ô tô & vận tải sẽ chiếm 80% nhu cầu pin li-ion, dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng lên 90% vào giữa thập kỷ 20 này.

7. Tính bền vững và an ninh tiếp tục “chống lưng” cho nội địa hóa sản xuất pin

Với các kế hoạch giảm lượng khí thải carbon liên quan đến việc điện khí hóa phương tiện giao thông, các chính phủ đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất pin tại địa phương. Tại Bắc Mỹ và Châu Âu, hơn 80% sản lượng pin toàn cầu được đặt tại Trung Quốc vào cuối năm 2020, nhưng tương lai không xa sẽ được nội địa hóa để đạt các mục tiêu đề ra.

8. Ngày càng nhiều công ty công nghệ sạch và di động điện tham gia thị trường đại chúng bằng cách sử dụng SPAC (Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt)

Vào năm 2020, 16 công ty khởi nghiệp về công nghệ sạch và di động điện lựa chọn niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC nhận được mức định giá trung bình là 2 tỷ USD, với số tiền thu được ròng từ việc sáp nhập trung bình là 470 triệu USD. Đáng chú ý là 50% nhóm này chưa cung cấp bất kỳ sản phẩm thương mại nào.

 

IHS Markit dự báo trong tương lai gần, nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ sạch và di động điện sẽ chọn tham gia thị trường đại chúng bằng SPAC, vì con đường này mang lại lợi ích tiền mặt cao và sự chú ý của giới truyền thông, đây là điều vô giá đối với các công ty muốn nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần .

 

PAC hay đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies), hay SPAC là một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy nhưng ngày càng bùng nổ lên thêm tầm cao mới. Ví dụ, hồi trung tuần tháng 4/2021, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ USD. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự.

9. Các dự án hydro cacbon thấp tăng trưởng mạnh

Chính xác hơn là theo cấp số nhân. Vào năm 2020, sáu quốc gia lớn ở châu Âu và Ủy ban châu Âu đã đưa ra chiến lược hydro trong bối cảnh đại dịch COVID 19 và khoảng 44 tỷ USD tài trợ đã được cung cấp cho các dự án hydro ở Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho đến năm 2030.

 

Chi phí thấp của hydro carbon thấp được dự báo tiếp tục giảm thêm 40% đến năm 2025 do chi phí điện năng lượng tái tạo giảm, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các dự án mới kiểu này.

10. Cổ phiếu của các công ty hydro tăng nhanh từ sau năm 2020

Năm 2020 chứng kiến ​​sự bùng nổ về giá cổ phiếu khi các quốc gia ngày càng đưa khí carbon thấp vào chiến lược giảm cacbon của họ và IHS Markit dự báo sẽ có nhiều điểm nhấn đầu tư liên quan đến hydro. Sự hỗ trợ của chính phủ tiếp tục giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư và các biện pháp chính sách bổ sung, như Tiêu chuẩn nhiên liệu sạch của Canada, sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển.

 

Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh và công nghệ mới ra đời sẽ giúp để giảm thiểu rủi ro thêm một nấc nữa. Như liên doanh và quan hệ đối tác chiến lược, chẳng hạn, đề xuất của GM về việc mua 10% cổ phần của Nikola trong tương lai gần là một ví dụ.
 

Theo: Năng lượng Sạch VN

zalo